Tt


  • Trần Thị Thanh Thảo 10/12/2016 9:54:41 AM
    Tôi ở Tam Quan, Hoài Nhơn muốn mua thịt heo, thịt bò về để sản xuất nem chả thì tôi nên mua ở đâu? vì tôi ko biết ở đâu bán thịt heo thịt bò đã được cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y?
  • CCVSATTTP
    Bà Lê Thị Vân - Trưởng phòng Thanh tra pháp chế - Chi cục Thú y - Sở NN&PTNT 
    Xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Chi cục Thú y xin trả lời như sau:  Bạn mua thịt heo và thịt bò đã qua kiểm dịch của Thú y tại các cơ sở bán thịt. Xin cảm ơn.
     
  • Đinh Văn Phong 10/12/2016 9:54:13 AM
    Tôi muốn mở một cơ sở thu mua rau, thịt, thủy sản về sơ chế, bao gói nhãn để đưa hàng vào siêu thị. Để đảm bảo ATVSTP, các mặt hàng rau, thịt, thủy sản tôi thu mua về có cần phải từ các cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm không, hay chỉ cần có hợp đồng mua bán rõ ràng là được? Xin chân thành cảm ơn
  • CCVSATTTP
    Ông Nguyễn Thanh Hưng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản - Sở NN&PTNT - 10:52, 08/05/2015
    Xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi như sau:
    Hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo đó các cơ sở có giấy Đăng ký kinh doanh phải được kiểm tra cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Còn các cơ sở sản xuất ban đầu (nhỏ lẻ) không có giấy đăng ký kinh doanh thì phải có Bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn theo quy định tại Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT Quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
    Theo Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT  Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông lâm thủy sản thì khi mua rau, thịt, thủy sản thì nên mua ở nơi đã được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đã có bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn và phải có hợp đồng mua bán (hoặc sổ ghi chép thể hiện rõ bên mua và bên bán). Để khi có sự cố mất ATTP thì cơ quan chức năng dễ dàng truy xuất nguồn gốc.
  • Lê Ngọc Hoàng 10/12/2016 9:53:46 AM Tâm lý của các bà nội trợ là tìm đến các loại thực phẩm “siêu sạch”. Nhưng liệu có chắc rằng, những loại rau, loại thịt, loại trứng được cho là “siêu sạch” . Vậy, thế nào là sạch? KHi phát hiện yếu tố không "sạch", người dân liên hệ đơn vị là để khiếu nại?
  • CCVSATTTP Ông Nguyễn Thanh Hưng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản - Sở NN&PTNT 
    Xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi như sau:
    Rau sạch hay còn gọi là rau an toàn là loại rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật bảo đảm được tiêu chuẩn sau: Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích... nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh. Rau chỉ được coi là sạch nếu người sản xuất tuân thủ các biện pháp kỹ thuật sau: Vùng đất trồng chưa bị ô nhiễm, giảm lượng phân đạm bón, không tưới rau bằng phân bắc, không phun thuốc trừ sâu, không nên thu hoạch ngay sau khi bón phân.
    Trứng gia cầm sạch được lấy từ các trang trại đạt chuẩn, qua kiểm dịch, được khử khuẩn bằng công nghệ Ozone, diệt được nhiều vi khuẩn lây bệnh. Sau đó, trứng gia cầm sạch được phân loại để qua dây truyền xử lý trứng sạch, hiện đại. Sau đó đóng gói, ngày sản xuất, gắn tem nhãn và đưa ra thị trường.
    Thịt sạch là sản phẩm không có thuốc kháng sinh, hormon, chất kích thích tăng trưởng... 
    Khi phát hiện yếu tố không "sạch", người dân liên hệ với Ban quản lý chợ để báo cáo với cơ quan chức năng xử lý.
  • Nguyễn Duy Nhân 10/12/2016 9:53:13 AM Rau, củ, quả bơm thuốc tăng trưởng trước khi đem bán bao nhiêu ngày là an toàn? Khi đến chợ, chúng tôi không hề thấy cơ quan nào quản lý hay kiểm định các loại rau củ có hàm lượng thuốc cao.
  • CCVSATTTP
    Ông Nguyễn Thanh Hưng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản - Sở NN&PTNT - 11:06, 08/05/2015
    Xin cảm ơn câu hỏi của bạn
    Chúng tôi xin trả lời câu hỏi như sau:
    Thời gian cách ly có thể thay đổi từ một vài ngày đến một vài tuần tuỳ theo đặc tính khoa học, tuỳ theo độc tính của thuốc và tuỳ theo loại cây lương thực, thực phẩm được phun thuốc, tuỳ theo lượng thuốc dùng trên đồng cỏ. Thời gian cách ly dài hay ngắn còn tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết trong thời kỳ phun thuốc.
    Hiện nay tại Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) phối hợp với Ban quản lý các chợ tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân cách nhận biết rau quả sạch và giám sát, kiểm tra việc sử dụng tồn dư thuốc BVTV (test nhanh) trên rau,củ, quả.
  • Trần Thị Mười 10/12/2016 9:52:46 AM Hàng ngày, tôi đưa con đi học, tôi thấy tại các cổng trường có rất nhiều loại thực phẩm rất bắt mắt đầy phẩm màu thu hút học sinh nhưng đầy không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhiều cháu đã mua quà bánh này để ăn và bị đau bụng, ngộ độc. Vậy công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cổng trường có được triển khai không và làm thế nào?
  • CCVSATTTP Ông Lê Văn An - Phó Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP 
    Xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời như sau:
    Việc kiểm soát thực phẩm được bày bán trước cổng trường thời gian qua đã được UBND xã/phường, Trạm Y tế xã/phường kiểm tra, giám sát thường xuyên. Tuy nhiên, để phòng chống ngộ độc thực phẩm cho các cháu học sinh thì cần có sự phối hợp giữa địa phương và nhà trường. Đồng thời, cần có sự quan tâm của phụ huynh học sinh trong tuyên truyền, giáo dục cho học sinh không ăn các thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng, thức ăn chế biến sẵn mất vệ sinh được bày bán trước cổng trường.
Back To Top