Tt


  • Huỳnh Quốc Nhật2/28/2023 4:37:48 PM Cơ sở tôi sản xuất nước mắm, Tôi muốn đăng ký tự công bố sản phẩm nước mắm thì hồ sơ nộp về cơ quan nào Hiện tại, cơ sở của tôi đã có giấy chứng nhận ATVSTP và giấy kiểm nghiệm đầy đủ. Xin chân thành cảm ơn
  • CCVSATTTP Cảm ơn bạn!
    Tôi xin trả lời như sau:
    Sản phẩm nước mắn thuộc loại sản phẩm tự công bố sản phẩm. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm được Sở Y tế Bình Định giao tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm theo Khoản 5, Điều 5 tại Quyết định số 55/2020/QĐ-UBND ngày 12/8/2020 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý lĩnh vực Y tế trên địa bàn tỉnh Bình Định. Như vậy nếu cơ sở sản xuất của bạn ở địa bàn tỉnh Bình Định thì bạn nộp Hồ sơ tự công bố sản phẩm cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Định.
  • Đinh Thị Bích Thuỷ 10/12/2016 10:16:57 AM Các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra không?

     
  • CCVSATTTP
    Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm được quy định tại Khoản 2, Điều 8 của Luật An toàn thực phẩm, cụ thể:
              - Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh;
              - Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 56 của Luật này.
              - Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm khi vận chuyển, lưu gữi, bảo quản và sử dụng thực phẩm.
              - Kip thời cung cấp thông tin về nguy cơ mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho ngưới tiêu dủng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất,nhập khẩu.
             - Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không an toàn;
              - Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ dộc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra.
             - Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.
              - Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra ,kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
              - Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 của Luật này;
              - Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra.
              * Nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra ngộ độc thực phẩm thì bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điểm a Khoản 6 và Điểm a Khoản 8,Điều 22 của Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử lý vi phạt hành chính về ATTP. Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm.
  • Bùi Trọng Nhân 10/12/2016 10:15:14 AM Nếu các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra và xác định được nguyên nhân thì trách nhiệm của các bên sẽ thế nào? Những nạn nhân ngộ độc thực phẩm có được quyền lợi gì? Xin quý cơ quan cho biết!
  • CCVSATTTP Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời như sau:
    - Ngộ độc thực phẩm được giải thích ở khoản 10 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm như sau: “Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc”.
    - Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, cần phải xác định được nguyên nhân gây ngộ độc thì mới xác định được cá nhân, tổ chức nào phải chịu trách nhiệm bồi thường.
    - Nếu cơ quan chức năng xác định được nguyên nhân gây ngộ độc là do hành vi vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thì cá nhân, tổ chức đó sẽ bị xử lý theo Khoản 1 Điều 6 Luật An toàn thực phẩm như sau: "Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật”.
    - Quy định về xử phạt hành chính trong trường hợp xác định được cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm có vi phạm được áp dụng theo Khoản a, Khoản 8, Điều 22 Nghị định 115/2018NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩmPhạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.
    - Các cá nhân, tổ chức có vi phạm sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi sai phạm của mình; phải trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh cho bệnh nhân bị ngộ độc và chi phí tìm nguyên nhân gây ngộ độc của cơ quan điều tra. Trong trường hợp nạn nhân và chủ cơ sở không thoả thuận được với nhau về mức bồi thường thì người tiêu dùng có quyền khởi kiện đòi bồi thường theo quy định của Bộ luật Dân sự. Theo đó, thiệt hại ở đây bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi chức năng và sức khỏe bị mất, bị giảm sút cho người bị thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị...
  • Đinh Thị Bích Thủy 10/12/2016 10:13:59 AM Tôi là dân thường nên chưa rõ về các Nghị định, nhờ cán bộ giải thích rõ hơn về các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra? Quý cơ quan trả lời như thế tôi chưa rõ.
  • CCVSATTTP
    Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời như sau:
    Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm được quy định tại Khoản 2, Điều 8 của Luật An toàn thực phẩm, cụ thể:
              - Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh;
              - Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 56 của Luật này.
              - Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm khi vận chuyển, lưu gữi, bảo quản và sử dụng thực phẩm.
              - Kip thời cung cấp thông tin về nguy cơ mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho ngưới tiêu dủng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất,nhập khẩu.
              - Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không an toàn;
              - Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ dộc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra.
              - Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.
              - Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra ,kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
              - Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 của Luật này;
              - Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra.
              * Nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra ngộ độc thực phẩm thì bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điểm a Khoản 6 và Điểm a Khoản 8,Điều 22 của Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử lý vi phạt hành chính về ATTP. Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm.
  • Huỳnh Ngọc Phúc 10/12/2016 10:13:06 AM Hiện nay vấn đề VSATTP là 1 vấn đề đáng lo ngại, báo chí cũng đã lên tiếng nhiều về vấn đề này. Tuy nhiên em thấy các cơ quan chức năng vẫn chưa vào cuộc để thực hiện việc chấn chỉnh lại vấn đề này và nếu có cũng dừng lại ở việc phạt hành chính, phạt xong thì việc cũ tái diễn. Hàng rong bày bán ở vỉa hè ngay cạnh bãi rác... Vậy các ngành chức năng khi nào mới bắt tay vào để xử lí triệt để các vấn đề này vậy?
  • CCVSATTTP
                 Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời như sau:
              Hiện nay, vấn đề ATTP là vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội. Để bảo đảm ATTP, ngoài việc quản lý của các cơ quan chức năng, bản thân người tiêu dùng cần có kiến thức và ý thức về ATTP. Đối với các cơ quan quản lý thì có sự phân cấp trong từng lĩnh vực, ngành nghề và theo tuyến từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã theo Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12. Trong công tác quản lý, các cơ quan sẽ quản lý cơ sở dưới nhiều hình thức và biện pháp như cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, ký Giấy cam kết, tập huấn kiến thức ATTP, thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định. Trong năm, có 3 đợt cao điểm là Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP, Tết trung thu, các ban ngành sẽ đồng loạt ra quân thanh, kiểm tra ATTP. Hàng tháng có các đoàn thanh, kiểm tra chuyên ngành. Đối với loại hình hàng rong, thức ăn đường phố thì cơ quan quản lý là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà trực tiếp là trạm y tế. Đối với loại hình này thì việc quản lý còn khá nhiều khó khăn do tính chất buôn bán nhỏ lẻ, người kinh doanh đa phần là khó khăn về kinh tế. Vì vậy, ngoài việc tăng cường quản lý của các cơ quan nhà nước, người dân cần phải lựa chọn những địa điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống bảo đảm vệ sinh, cách xa nguồn ô nhiễm và người bán hàng phải có trang thiết bị, dụng cụ đầy đủ, trang phục riêng, dùng khẩu trang, sử dụng găng tay dùng một lần khi chia thức ăn chín để phục vụ người tiêu dùng.
  • Diệu 10/12/2016 10:12:42 AM Xin cho biết, cơ quan chức năng có những biện pháp nào ngăn chặn tình trạng hàng nông sản kém an toàn của Trung Quốc tràn ngập tại các chợ trên địa bàn?
  • CCVSATTTP
                Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời như sau:
              Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản pháp luật có liên quan thì quản lý ATTP các chợ trên địa bàn tỉnh thuộc trách nhiệm Sở Công Thương (trừ các chợ đầu mối nông sản). Tuy nhiên, về vấn đề này, xin được trả lời như sau: Để ngăn chặn tình trạng hàng nông sản kém an toàn của Trung Quốc tràn ngập tại các chợ trên địa bàn, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan. Trước hết, đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát tại  các cửa khẩu nhằm ngăn chặn tình trạng nhập lậu hàng nông sản. Đối với hàng nông sản nhập chính ngạch thì cần phải có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ để kiểm soát, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, lấy mẫu thực phẩm kiểm tra dư lượng hóa chất BVTV, chất kích thích tăng trưởng trong nông sản. Trên địa bàn tỉnh ta có các cơ sở nhập hàng nông sản Trung Quốc  thì các cơ sở này phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP hoặc ký cam kết bảo đảm ATTP. Đối với hàng hóa nông sản phải có đầy đủ giấy tờ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc, xuất xử của sản phẩm. Ngoài việc quản lý các cơ sở này, các cơ quan chức năng còn tăng cường lấy mẫu các loại nông sản tại chợ để kiểm tra tồn dư hóa chất BVTV, chất kích thích tăng trưởng làm cơ sở cảnh báo cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến tiểu thương tại chợ và đến người tiêu dùng trong việc mua bán các loại nông sản bảo đảm ATTP.
  • Nguyễn Hồng Nguyên Lê Ngọc Thu Trang 10/12/2016 10:08:10 AM Hiện trên thị trường bán rất nhiều loại rau, thịt, cá nhưng không thấy có đóng dấu đã qua kiểm định? Vậy những thực phẩm này có đảm bảo không?
  • CCVSATTTP
    Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời như sau:
    - Đối với rau, cá: Không có đóng dấu qua kiểm dịch. Để bảo đảm ATTP người mua hãy phân biệt chọn mua như sau:
    + Đối với cá:
    Màu sắc: Cá tươi thì bên ngoài thường có màu hồng, chất nhờn trong suốt, vảy óng ánh, bám chặt lấy thân cá. Cá ươn thì vảy mờ, không sáng óng ánh, vây lỏng lẻo, dễ bong tróc ra khỏi thân cá.
    Mùi vị: Cá tươi tanh nhưng không hôi. Còn cá ươn có mùi hôi, không có mùi tanh đặc trưng.
    Thịt cá: Cá tươi thân cứng, thịt chắc, ấn vào có sự đàn hồi, khi dùng tay ấn sâu vào thân cá, khi bỏ tay, vết lõm nổi lên ngay. Ngược lại, cá ươn có thân mềm nhũn. Khi dùng ngón tay ấn sâu vào thân cá, bỏ tay ra ngay, vết lõm vẫn còn nguyên. Đối với cá tươi, quan sát mặt cắt ngang của khúc cá, bạn sẽ thấy có ngấn xanh, có thể có màu sắc khác, thịt sát với xương, xương chắc chắn và có mùi tanh đặc biệt. Trong khi đó, cá ươn mặt cắt ngang không có tính co giãn, thịt lỏng lẻo, không dính chặt với xương.
    + Đối với rau: Đối với rau nếu được trồng, sản xuất không theo quy trình VietGAP thì chưa khẳng định được an toàn hay không an toàn. Tuy nhiên đến nay cơ quan chức năng Ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Định đã cấp giấy chứng nhận RAT VietGAP cho các nhóm sản xuất Rau An Toàn tại xã Phước Hiệp, phường Nhơn Hưng, khối Thuận Nghĩa, xã Vĩnh Sơn; Sản phẩm của nông dân đã được bày bán tại siêu thị Big C, Co.opmart Quy Nhơn và một số điểm khác với thương hiệu “ Lá Lành”, vì vậy người têu dùng đến các điểm trên để mua sử dụng.
    - Đối với thịt gia súc, gia cầm: Nếu không có giấy kiểm dịch hoặc được đóng dấu kiểm soát giết mổ trên sản phẩm thì không khẳng định được thịt đó có đảm bảo an toàn hay khôngbảo đảm an toàn. Do vậy, người tiêu dùng cần phải mua thịt đã được cơ quan thú y kiểm dịch, đóng dấu kiểm soát giết mổ trên sản phẩm.Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời như sau:
    - Đối với rau, cá: Không có đóng dấu qua kiểm dịch. Để bảo đảm ATTP người mua hãy phân biệt chọn mua như sau:
    + Đối với cá:
    Màu sắc: Cá tươi thì bên ngoài thường có màu hồng, chất nhờn trong suốt, vảy óng ánh, bám chặt lấy thân cá. Cá ươn thì vảy mờ, không sáng óng ánh, vây lỏng lẻo, dễ bong tróc ra khỏi thân cá.
    Mùi vị: Cá tươi tanh nhưng không hôi. Còn cá ươn có mùi hôi, không có mùi tanh đặc trưng.
    Thịt cá: Cá tươi thân cứng, thịt chắc, ấn vào có sự đàn hồi, khi dùng tay ấn sâu vào thân cá, khi bỏ tay, vết lõm nổi lên ngay. Ngược lại, cá ươn có thân mềm nhũn. Khi dùng ngón tay ấn sâu vào thân cá, bỏ tay ra ngay, vết lõm vẫn còn nguyên. Đối với cá tươi, quan sát mặt cắt ngang của khúc cá, bạn sẽ thấy có ngấn xanh, có thể có màu sắc khác, thịt sát với xương, xương chắc chắn và có mùi tanh đặc biệt. Trong khi đó, cá ươn mặt cắt ngang không có tính co giãn, thịt lỏng lẻo, không dính chặt với xương.
    + Đối với rau: Đối với rau nếu được trồng, sản xuất không theo quy trình VietGAP thì chưa khẳng định được an toàn hay không an toàn. Tuy nhiên đến nay cơ quan chức năng Ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Định đã cấp giấy chứng nhận RAT VietGAP cho các nhóm sản xuất Rau An Toàn tại xã Phước Hiệp, phường Nhơn Hưng, khối Thuận Nghĩa, xã Vĩnh Sơn; Sản phẩm của nông dân đã được bày bán tại siêu thị Big C, Co.opmart Quy Nhơn và một số điểm khác với thương hiệu “ Lá Lành”, vì vậy người têu dùng đến các điểm trên để mua sử dụng.
    - Đối với thịt gia súc, gia cầm: Nếu không có giấy kiểm dịch hoặc được đóng dấu kiểm soát giết mổ trên sản phẩm thì không khẳng định được thịt đó có đảm bảo an toàn hay khôngbảo đảm an toàn. Do vậy, người tiêu dùng cần phải mua thịt đã được cơ quan thú y kiểm dịch, đóng dấu kiểm soát giết mổ trên sản phẩm.
  • Nguyễn Hồng Nguyên 10/12/2016 10:07:45 AM Ăn tiết canh là một thói quen hàng ngày. Tuy nhiên thời gian qua đã có nhiều người nhập viện vì do ăn tiết canh. Vậy nên khuyến cáo gì để ăn tiết canh không bị nguy hiểm sức khỏe?
  • CCVSATTTP Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời như sau:
    Khi chế biến tiết canh, không hề qua đun nấu, có nghĩa là một hình thức ăn sống, vì vậy vi khuẩn, vi trùng vẫn còn ẩn nấp bên trong và theo đường ăn vào hệ tiêu hóa gây bệnh. Món ăn này tiềm ẩn vô số bệnh tật nguy hiểm như đau bụng, tiêu chảy, sán, liên cầu… Món ăn chỉ chín khi có tác động dưới lửa và nhiệt. Độ sôi thông thường là 100 độ C, có những vi khuẩn chỉ chết khi lên đến nhiệt độ 150 độ C - 200 độ C. Do đó Bộ Y tế đã có khuyến cáo người dân không nên ăn tiết canh, nội tạng hay các món ăn được chế biến từ các bộ phận của gia súc, gia cầm, thủy cầm… mà chưa được nấu chín và nên thực hiện việc ăn chín uống sôi theo tiêu chí 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn.
    1. Chọn thực phẩm an toàn.
    2. Nấu kỹ thức ăn.
    3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.
    4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín.
    5. Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn.
    6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín.
    7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ.
    8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.
    9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác.
    10. Sử dụng nguồn nước sạch.
  • Hồng Trang 10/12/2016 10:07:22 AM Tôi đại diện cho nhãn hàng sữa công thức dành cho trẻ em và đứng bán trong siêu thị thì tôi phải đi tập huấn về ATTP ở cơ quan nào? Lúc trước là bên Sở Y tế nhưng dạo này lại có quy định mới nên tôi chưa rõ. Xin cảm ơn.
  • CCVSATTTP Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời như sau:
    Theo Khoản 9 Điều 36 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản. Vì vậy, sản phẩm bạn hỏi làsữa công thức dành cho trẻ em được bày bán trong siêu thị thuộc quản lý của Sở Công thương, bạn vui lòng liên hệ để đăng ký tập huấn kiến thức về ATTP tại Sở Công thương.
  • Ngô Gia Phúc 10/12/2016 10:06:02 AM Gia đình tôi có kinh doanh một quán ăn. Cho tôi hỏi: Tiêu chuẩn để được cấp chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm không?
  • CCVSATTTP
    Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời như sau:
    Theo quy định tại Điều 28, 29, 30  Luật An toàn thực phẩm năm 2010: Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:
    Điều 28. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến,kinh doanh dịch vụ ăn uống
    1. Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
    2. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việcchế biến, kinh doanh.
    3. Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
    4. Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
    5. Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
    6. Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
    7. Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
    Điều 29. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
    1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
    2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
    3. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
    4. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
    Điều 30. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm
    1. Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.
    2. Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
    3. Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.
    Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
    a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Mẫu số 1 Phụ lục I kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
    b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
    c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể:
    + Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở;  
    + Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống;
    + Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
    d) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế tuyến huyện trở lên cấp.
    c) Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
    Cơ quan cấp giấy chứng nhận:
    1. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:
    a) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
    b) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.
    2. Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.
    (Trình tự, thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình Định).
Back To Top